Ngôi nhà của bạn đang gặp phải tình trạng gạch ốp tường bong tróc sau 1 thời gian dài sử dụng do không được bảo dưỡng thường xuyên. Việc gạch ốp tường bị bong tróc, ngoài việc làm mất thẩm mỹ mà còn không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Vì vậy, hôm nay hãy cùng Mỹ Linh Tú tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý gạch ốp tường bị bong tróc thông qua bài viết dưới đây nhé!
XEM NHANH:
Nguyên nhân làm cho gạch ốp tường bị bong tróc
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên việc gạch ốp tường bị bong tróc. Bạn cần xác định chính xác nguyên nhân và tìm ra cách xử lý gạch ốp tường phù hợp nhất. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp:
1. Chất kết dính không tốt
Khi ốp gạch cần dùng loại keo dính chuyên dụng để cố định gạch trên tường. Trong quá trình thi công nếu chất keo không đảm bảo đủ độ dính, gạch sẽ dễ bị bong tróc, gây mất thẩm mỹ.
2. Tác động từ môi trường
Các yếu tố từ thiên nhiên như thời tiết, nhiệt độ,.. với tác động lâu dài cũng sẽ làm cho tuổi thọ của gạch ốp tường bị giảm xuống. Đặc biệt khi nhà bị ngập lún do bão lũ nước sẽ bào mòn đi lớp keo dính giữa gạch với tường dễ gây bong tróc.
3. Thi công sai kỹ thuật
Do thợ ốp gạch lên tường bị sai kỹ thuật, trét keo dán gạch hoặc vữa lên bề mặt không đều. Chỗ thì nhiều chỗ lại ít keo tạo ra những khoảng trống dưới gạch. lúc đó khả năng kết dính gạch tường không cao gây nên tình trạng gạch ốp tường bị bong tróc.
Để nhận biết được tình trạng này, thợ thi công cần dùng búa cao su gõ nhẹ lên bề mặt gạch. Nếu có tiếng ộp ộp nghĩa là vữa hoặc keo dán gạch đang được trát không đều, còn khi gõ mà không nghe tiếng tức là keo đã được trát đều.
4. Không ngâm gạch trước khi thi công
Thông thường gạch mới mua về phải ngâm nước một đêm mới đem đi thi công nhưng với công nghệ hiện nay chỉ cần tưới ướt gạch là có thể sử dụng. Vì chất liệu của gạch chủ yếu là đất nên việc làm lướt gạch sẽ làm thông thoáng các lỗ hổng trên bề mặt gạch, giúp chất kết dính và mặt gạch có nhiều diện tích tiếp xúc làm tăng khả năng bám chặt cao hơn.
Tác hại của gạch ốp bị bong tróc, vỡ nứt
- Gạch ốp tường có kích thước lớn thì trọng lượng rất nặng nên khi bong tróc rơi xuống sẽ rất nguy hiểm, nhất là với các gia đình có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi.
- Gạch bóc tróc sẽ để lộ phần xi măng gây mất thẩm mỹ.
- Gạch đóng vai trò như lớp bảo vệ nên khi bị bong tróc sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, đặc biệt là khu vực nhà bếp và phòng tắm.
- Gạch ốp tường bị bong tróc làm lớp bụi nhuyễn từ phần tường thô sẽ bay ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong nhà và làm bẩn nhà của bạn.
- Việc gạch bong tróc ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống chủ nhà nên khi phát hiện tình trạng trên thì phải tìm cách xử lý gạch ốp tường ngay.
Các biện pháp xử lý gạch ốp tường bị bong tróc
1/ Xử lý gạch ốp tường bị bong tróc bằng hàn kết dính
Nên áp dụng cách này để xử lý gạch ốp tường bị bong tróc khi gạch chưa vỡ. Nguyên nhân chỉ là do chất kết dính giữa gạch và tường bị bào mòn, hãy khắc phục bằng cách thêm chất kết dính mới cho chúng.
Quy trình thực hiện hàn kết dính ốp lát gạch tường:
- Bước 1: Xác định vị trí gạch bị bong tróc. Tiến hành đo đạc lại diện tích bị bong tróc. Cố gắng kiểm tra rộng hơn so với vùng bị bong tróc để lấy diện tích rộng hơn diện tích thực tế bị bong. Việc làm này giúp bạn có thể khắc phục vấn đề trong một lần và không bị mất thời gian cho các lần sau.
- Bước 2: Dùng máy khoan phi 6 có mũi khoan còn sắc, mới. Khoan lên bề mặt gạch ốp tường bị bong tróc, chọn những vùng có lớp men tối màu để đặt mũi khoan. Độ sâu mũi khoan so với bề mặt gạch là 1.5cm. Dùng chổi quét tường làm sạch hết bụi bẩn khỏi vùng bị khoan.
- Bước 3: Sau đó tiếp tục bơm chất kết dính vào những lỗ khoan đã khoan trước đó. Khi chất kết dính bơm đủ thì dùng búa cao su gõ nhẹ lên bề mặt gạch, điều này giúp chất kết dính được xuống đều.
- Bước 4: Khi chất kết dính khô lại, dùng xi măng trắng để trám lại hoặc xi măng trùng màu vị trí gạch ốp tường bị khoan nếu sợ màu trắng dùng lâu ngả màu.
Và trên đây là 4 bước xử lý gạch ốp tường bị bong tróc. Cách này làm không cần phải đục nên giúp giảm tối đa chi phí cho gia đình bạn.
2/ Xử lý gạch ốp tường bị bong tróc bằng gạch mới
Đối với trường hợp gạch ốp tường đã bị nứt vỡ thì bạn buộc phải thay thế bằng gạch mới, để thay thế phải tiến hành đục và cắt bỏ phần bị hư hại.
Quy trình thực hiện thay gạch ốp tường mới:
- Bước 1: Bạn cần phải xác định được vị trí bị phồng rộp để xử lý gạch ốp tường. Đồng thời cũng cần phải kiểm tra xung quanh để thẩm định tình trạng.
- Bước 2: Tiến hành gỡ bỏ hoàn toàn gạch bị nứt ra khỏi tường. Lần theo mạch gạch dùng máy cắt để cắt theo đường mạch đó. Cắt chậm để không ảnh hưởng tới gạch nằm kế bên.
- Bước 3: Dùng dùi, đục toàn bộ gạch bong tróc lên. Tiếp đó đục sâu xuống lớp vữa gạch khoảng 3 đến 5cm.
- Bước 4: Trộn keo với tỉ lệ chuẩn tùy thể tích hay khối lượng. Sau đó dùng bay răng cưa trét hỗn hợp vừa trộn lên tường và gạch. Chú ý khi trét keo phải trét đều để gạch không bị bong.
- Bước 5: Tiến hành ốp gạch lên tường cho ngay hàng. Chừa ra mạch gạch 2 đến 3mm. Tùy theo kích thước mà canh khoảng cách cho phù hợp để tránh bị bong tróc trở lại.
- Bước 6: Sau khi ốp gạch hãy vệ sinh bề mặt gạch. Dùng chít keo mạch hoặc dùng xi măng trắng để trét lên mạch gạch. Đồng thời tránh để bị vi khuẩn và nấm mọc xâm nhập gây bong tróc.
Và trên đây là 6 bước xử lý gạch ốp tường bị bong tróc khi gạch bị vỡ. Tuy mất khá nhiều thời gian và chi phí nhưng sẽ khắc phục được tình trạng gạch hư hại hiệu quả.
3/ Xử lý gạch ốp tường bị bong tróc bằng thi công kỹ lưỡng ngay từ đầu
Để đảm bảo tính thẩm mỹ, hạn chế rủi ro và tiết kiệm chi phí, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn và thi công gạch. Chú ý những điểm sau để có sự lựa chọn thông minh nhé:
- Chi phí đầu tư đổi lại được chất lượng và thời gian sử dụng của gạch. Nếu dùng gạch cho không gian ngoại thất nên lựa chọn loại gạch bền, chịu được tác động mạnh. Gạch có độ bền cao sẽ giúp tiết kiệm về tiền bạc và thời gian của bạn.
- Quá trình thi công nên lựa chọn đội ngũ thợ lành nghề, chuyên nghiệp và tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc trong xây dựng. Như vậy sẽ giảm thiểu tình trạng xảy ra lỗi trong lúc thi công.
- Trước khi ốp gạch hãy kiểm tra thật kỹ để chắc chắn rằng bề mặt ốp không bị bám bụi. Để tránh ảnh hưởng đến độ kết dính của gạch và tường.
- Dùng giấy nhám chà xát mặt tường và mặt sau của gạch trước khi ốp sẽ giúp gạch được cố định chặt hơn.
Điều cần lưu ý để hạn chế gạch ốp tường bị bong tróc
Bỏ túi những mẹo nhỏ sau để hạn chế tình trạng gạch bị bong tróc do sau thời gian dài sử dụng nhé:
- Gạch ốp tường có kích thước lớn từ 60×60 trở lên nên trét keo đồng đều cả mặt tường và mặt sau của gạch.
- Chọn chất kết dính có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hoặc mua ở những đại lý uy tín.
- Chỉ dùng gạch ngâm kết hợp với xi măng hoặc vữa, tuyệt đối không được sử dụng keo dán cho gạch ngâm sẽ làm loãng keo.
- Các loại keo dán có thành phần polymer không được sử dụng cho gạch ốp có kích thước lớn.
Hy vọng với những chia sẻ “cách xử lý gạch ốp tường bị bong” ở bài viết trên đây của Mỹ Linh Tú sẽ giúp các bạn có thể tự mình xử lý tình trạng này.
Ghé thăm website của Mỹ Linh Tú thường xuyên để cập nhật những thông tin, mẹo hay về gạch ốp lát bạn nhé.